Các công ty từ quy mô nhỏ đến lớn đang dịch chuyển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vật lý tại chỗ sang đám mây vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại như: làm việc từ xa, tăng cường bảo mật dữ liệu, dễ dàng mở rộng và thu hẹp quy mô,…
Tuy nhiên không có thứ gì là toàn năng. Bài viết ngày hôm nay, mình sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của Điện Toán Đám Mây. Bắt đầu với mình nào!
Điện toán đám mây là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu và phần mềm trên máy chủ được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Công nghệ này phát triển để cung cấp khả năng phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin thông qua mạng Internet. Các tài nguyên lưu trữ có thể như: máy chủ Server, lưu trữ dữ liệu, cơ sở dữ liệu, phần mềm và kết nối mạng.
Thay vì lưu trữ các tài nguyên này trên ổ cứng và các thiết bị lưu trữ vật lý. Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập dữ liệu hay phần mềm từ bất cứ đâu chỉ cần có kết nối Internet tốt.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ra đời và phát triển mạnh mẽ vì nhu cầu ngày càng tăng cao. Các công ty tự xây dựng hệ thống riêng của họ hoặc sử dụng đám mây công cộng bởi các ông lớn như: Amazon services, Google Cloud, Microsoft Azure,..
Thị phần điện toán đám mây tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2021 đạt giá trị 133,6 tỷ USD và ước tính sẽ đạt ngưỡng 168,6 tỷ USD vào năm 2025.
Với khả năng của mình, công nghệ điện toán đám mây bao gồm các chức năng sau:
Để đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, chắc chắn giá trị mà công nghệ điện toán đám mây mang lại là lớn đối với các công ty. Hãy cùng mình điểm qua những lợi ích đó ngay sau đây:
Đừng thần thánh hóa bất kỳ công cụ nào cả. Để tận dụng tốt được lợi ích mà công nghệ điện toán đám mây mang lại. Bạn cần phải hình dung được những rủi ro và lỗ hổng của công nghệ này:
Để đánh giá một công nghệ, chúng ta cần phải nhìn vào những mặt hạn chế của nó để từ đó khắc phục và phát triển hơn. Công nghệ điện toán đám mây gặp phải những hạn chế sau:
Mặc dù tăng khả năng bảo mật dữ liệu tuy nhiên ngay cả các công ty và tổ chức lớn với hệ thống bảo mật toàn diện vẫn không thể ngăn chặn được hết các cuộc tấn công dữ liệu.
Vì tất cả các dữ liệu của công ty đều nằm trong cơ sở dữ liệu đám mây. Do đó, nguy cơ từ việc bị tấn công là không thể tránh khỏi. Các công nghệ chỉ giúp chúng ta an toàn hơn chứ không thể bảo vệ hoàn toàn.
Mặc dù người dùng có thể truy cập vào dữ liệu và phần mềm ở bất cứ đâu. Tuy nhiên bạn cần phải có kết nối mạng. Thậm chí là kết nối mạng tốt thì mới có thể khai thác được lợi ích mà điện toán đám mây mang lại.
Thời gian chết được coi là rủi ro lớn nhất mà điện toán đám mây có thể xảy ra. Việc này bắt nguồn từ các lý do khác nhau như: thiên tai, mất điện, kết nối Internet yếu, sự cố dữ liệu,.. làm các cơ sở dữ liệu đám mây ngừng hoạt động. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến công ty của bạn.
Không công ty nào bắt bạn phải dùng duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Tuy nhiên bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển từ nền tảng điện toán đám mây này sang một nền tảng khác. Do đó mà người dùng thường không thay đổi nhà cung cấp điện toán đám mây khi đã đăng ký.
Các cơ sở dữ liệu được sở hữu và quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ do đó các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để có đủ quyền kiểm soát trong trường hợp cần triển khai các thay đổi với cơ sở hạ tầng.
Việc lưu trữ tất cả các dữ liệu quan trọng trên các cơ sở dữ liệu đám mây của bên thứ ba là điều chứa rủi ro. Mặc dù có các chính sách và tiêu chuẩn để đảm bảo tính riêng tư của dữ liệu.
Bạn cần phải xem xét các tính bảo mật và quyền riêng tư chi tiết và lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín để hạn chế tốt nhất rủi ro này.
Tổng quan mà nói Điện Toán Đám Mây mang lại lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp và cá nhân người dùng. Nhưng nó cũng có những hạn chế và rủi ro nhất định. Hãy hiểu nó rõ ràng để sử dụng như một công cụ hữu ích giúp phát triển doanh nghiệp của mình.